GIÁNG SINH AN LÀNH CÙNG NẾN THƠM HOA SEN|Mua hàng ngay

White Lotus Candle - Nến thơm - White Lotus Candle nhà cung cấp Nến thơm sỉ lẻ giá rẻ cho: đền, chùa, decor nhà cửa và spa | Địa chỉ: 101/8A1 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Nến Thơm Hoa Sen

là Đơn vị đại lý phân phối sản phẩm của Công Ty TNHH Nến Nguyên Quang Trung

✿︁ Sứ mệnh:
Là đơn vị phân phối các loại sản phẩm nến thắp sáng đến mọi người trong cuộc sống tâm linh, và trong cuộc sống đời thường. Lan tỏa ánh sáng ấm ấp đến Pháp giới chúng sanh và vạn vật trong Vũ trụ.

✿︁ Tầm nhìn:
- Giá sản phẩm phù hợp với mọi hoàn cảnh của người tiêu dùng
- Khai thác nguồn thực vật thiên nhiên tạo nên các sản phẩm nến Tôn Giáo, nến thơm, nén thơm cao cấp, nến trang trí trong khách sạn, khu nghĩ dưỡng, spa, phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc, bàn học….
- Sáng tạo dòng sản phẩm hộp quà nến, đem lại sự ấm áp và gắn kết tâm hồn thiện lành giữa con người và con người, giữa các doanh nhân, và các đối tác trong kinh doanh, bạn bè, tình yêu trong sáng.
- Giúp con người và vạn vật quay về cội nguồn tâm linh, phát huy trí tuệ, sự an lành trong tâm hồn. Nguồn sinh khí và nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày mới….

Hộp Nến 2 Hũ Búp Sen
Hộp Nến Liên Hoa Đăng
Hũ Nến Jar Led

Hũ Nến Jar Led

95.000₫
Nến hoa sen lớn

Nến hoa sen lớn

169.000₫
Hũ nến Jar

Hũ nến Jar

41.000₫
Ly hoa sen D7.5H6

Ly hoa sen D7.5H6

54.000₫
Nến liên hoa đăng - 3size
Nến hoa sen Led

Nến hoa sen Led

98.000₫
Nến hoa sen lớn LED
Ly thuỷ tinh SZ

Ly thuỷ tinh SZ

35.000₫

Những câu chuyện về nến

Thứ Năm, 04/05/2023

TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA CỦA ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4). Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn). Quang cảnh tổ chức lễ Phật đản             Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal. Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng. Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam  được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật... để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.   Chương trình diễu hành xe hoa trong ngày lễ Phật đản Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Ngoài ra, trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật…. Thông qua các hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”./.

Thứ Năm, 04/05/2023

MỘT SỐ HÌNH ẢNH NẾN HOA SEN LED LỚN

  Cầu an là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, chúng ta có thể thực hành cầu an hàng ngày tại nhà hoặc tham gia lễ cầu an tại chùa để tìm thấy sự bình an trong tâm, có cái nhìn thấu đáo hơn về những bất an từ đó biết cách giữ cho tâm mình an định trước mọi hoàn cảnh!   Thắp nến tại Chùa Bát Nhã - Đà Nẵng

Thứ Tư, 15/02/2023

Tết Thanh Minh 2023

Tết Thanh minh 2023 rơi vào ngày nào? Tết Thanh minh là gì? Thanh có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, minh có nghĩa là tươi sáng. Ở miền Bắc Việt Nam, đây là thời điểm trời đã hết mưa phùn, nồm ẩm,  thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.Thanh minh là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, đến sau ngày Lập xuân 60 ngày. Tết Thanh minh 2022 nhằm vào thứ Tư ngày 5/4 Dương lịch. Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ nổi tiếng mà hầu như người Việt nào cũng thuộc: "Thanh minh trong tiết tháng Ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...". Câu này khiến mọi người nghĩ rằng Tết Thanh minh luôn diễn ra vào tháng 3 Âm lịch. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay người ta tính các tiết khí theo lịch dương. Năm Quý Mão nhuận tháng 2 - có 2 tháng 2 - nên Tết Thanh minh nhằm vào 15/2 Âm lịch chứ không phải tháng 3.   Tết Thanh minh 2023 nhằm vào ngày 5/4 Dương lịch. Tết Thanh minh 2023 nhằm vào ngày 5/4 Dương lịch. Ý nghĩa của Tết Thanh minh Với người Việt Nam, ngày Tết thanh minh gắn với nghi lễ tảo mộ, để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất. Trong dịp Thanh minh, các gia đình thu xếp thời gian ra nghĩa trang, mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần. Với những ngôi mộ còn chưa xây, mọi người dùng xẻng, cuốc để đắp lại cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh để trâu bò đến quấy hoặc ngăn rắn, chuột đào hang làm tổ,  mà theo quấy rối sự yên nghỉ của người đã khuất. Những ngôi mộ đã xây thì được quét tước, dọn dẹp. Sau đó, những người tảo mộ bày hương hoa lễ vật, thắp hương làm lễ, sau đó đốt vàng mã. Không khí các nghĩa trang trong dịp Thanh minh thường nhộn nhịp vì cả trẻ con cũng được cho đi theo để nhận biết phần mộ tổ tiên, học hỏi về lòng kính ngưỡng gia tiên và cách thực hành các nghi lễ truyền thống. Những người sống xa quê cũng thường thu xếp về tảo mộ, không nhất thiết phải về đúng ngày Tết Thanh minh mà có thể chọn bất kỳ ngày nào thuận tiện, rảnh rỗi trong dịp này. Sự nhân văn của người Việt cũng thể hiện trong dịp Thanh minh qua giúp sửa sang, quét tước cho những nấm mồ vô chủ, hoặc những mộ phần ít người thăm viếng. Khi thắp hương cho mộ phần gia tộc mình, mọi người thường thắp cho mỗi ngôi mộ xung quanh một nén hương. Lưu ý về Tết Thanh minh Thường buổi lễ Thanh minh ở nghĩa trang được tiến hành theo trình tự như sau: Dọn dẹp mộ phần - lên hương - dâng lễ - mời rượu - khấn vái - hóa vàng mã (không nên lạm dụng vàng mã, số lượng chỉ cần mang tính tượng trưng). Mọi người tham gia phải giữ thái độ thành kính, không cười đùa, chạy nhảy lung tung. Trước khi tu sửa dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên để xin phép. Chú ý phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn khu vực xung quanh thật sạch sẽ, quang quẻ. Trái cây và hoa dâng lên phải tươi mới, số lượng phải là số lẻ.  Sau khi hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.

Thứ Tư, 15/02/2023

Ý Nghĩa Ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu trong truyền thống Phật giáo Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát  được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên lễ Rằm tháng Giêng nầy được gọi là Ngày Pháp Bảo Các loại Pháp khí bạn có thể quan tâm (tại đây). Rằm tháng Giêng là ngày lễ Tết quan trọng theo lịch Âm của người Châu Á. Còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hay tết Thượng Nguyên ( Rằm tháng Bảy là Trung Nguyên và Rằm tháng Mười là Hạ Nguyên) Tương truyền lễ Thượng Nguyên trước đây chính là Tết Trạng Nguyên, vào dịp này đức Vua hội họp các ông Trạng dự tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển ngắm hoa, xem cảnh, làm thơ.   Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu    Đêm Rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người dân Châu Á, còn gọi là "Tết Hoa Đăng ". Theo tập tục đêm Rằm tháng Giêng ở thành thị hay ở nông thôn , đâu đâu cũng treo đèn kết hoa  những năm gần đây mọi người đều yêu thích Tết Nguyên Tiêu , vậy tết cổ truyền này được bắt nguồn từ đâu ?   Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán, sách "Ngày Tết Trung Quốc" xuất bản vào tháng 9 năm 1983 cho rằng: Vua Hán Văn lên ngôi sau khi "dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã " gây ra, chính ngày đó là ngày Rằm tháng Giêng, theo lệ mỗi năm vào ngày Rằm tháng Giêng  vua Hán Văn  ra khỏi cung vua dạo chơi "chung vui với dân". Chữ "Dạ" trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là "Tiêu", cho nên vua Hán Văn đã lấy ngày Rằm tháng Giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu     Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, trong dân gian có rất nhiều giải thích. Tết Nguyên Tiêu có từ thời vua Hán Vũ. Hồi đó, các cung nữ sau Tết Nguyên Tiêu, đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật, làm thế nào để ra  gặp mặt cha mẹ? Đông Phương Sóc nhiều trí thông minh  khi nghe được tin này, bày tỏ sự đồng tình, tìm cách  giúp các cung nữ thực hiện nguyện vọng gặp mặt cha mẹ, bước đầu tiên của Đông Phương Sóc tung tin,  hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An, khiến  trong nội thành hoang mang khiếp sợ. Sau đó Đông Phương Sóc  hiến kế với vua Hán Vũ rằng, tối ngày Rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cùng Vua, các đường to ngõ hẻm, trước nhà sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả  thành Trường An lửa cháy hừng hực, nhờ đó đánh lừa Hỏa Thần. Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ nhân Tết Nguyên Tiêu thực hiện nguyện vọng gặp mặt người thân. Từ đó, cứ đến ngày Rằm tháng Giêng đều phải treo đèn lồng.   Còn có truyền thuyết cho rằng , Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian . Trước sau ngày rằm tháng giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu , bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng , bà con nông dân  ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, châm lửa thiêu hủy để diệt sâu bọ.   Một ý kiến khác  cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật. Các truyền thuyết khác, theo các học giả thì lễ hội đèn lồng xuất phát từ truyền thống sử dụng lửa để kỷ niệm ngày lễ hội và xua đi những điều không may của mọi người dân   *Ở Trung Quốc và Đài Loan , Tết Nguyên Tiêu ,rằm tháng giêng được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng", tập tục đốt đèn trên cây nêu trước cửa nhà, chơi lồng đèn ngũ sắc, kéo dài từ 13 đến 17 tháng Giêng.   *Ở Thái Lan lễ hội Rằm tháng Giêng là lễ Hội cúng dường đức Phật, đức Pháp và đức Tăng qua hình thức tụng Tam Tạng Kinh từ 07 đến 10 ngày   *Ở Ấn độ quanh khu vực thánh địa nơi đức Phật ngồi đắc đạo dưới gốc Bồ đề nhiều quốc gia như Tích Lan, Miến Điện, Lào, Thái, Campuchia, Tạng truyền. Mở những pháp hội tụng Tam Tạng Pali cúng dường  đức Phật   *Ở Việt Nam,  Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng, phần lớn tổ chức tại chùa,   Ngày Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. theo  truyền thống Phật giáo  Nam Tông Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng  như:   Ngày đức Phật thuyết: kinh Giải Thoát Giáo (Ovadapatimokkha) tại Thánh Hội Tăng Già.   Ngày Đức Phật  thông báo: Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa   *Kinh Giải Thoát Giáo là bài Thuyết Pháp  tóm tắt về tôn chỉ tu tập và hoằng pháp của các vị Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai   Sabbapapassa akaranam ku salassa upasampada sacittapariyodapanam etam buddhana sasanam.   Không làm mọi điều ác. Thành tựu các hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy   Kinh pháp cú 183.     * Thánh hội Tăng già là một sự kiện đặc biệt, xảy ra chỉ một lần lúc đức Phật ở Trúc Lâm tịnh xá tại thành phố Ràjagaha. Vào ngày Rằm tháng Giêng 1250 vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi vây quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải Thoát Giáo.   Ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn: Sau khi chứng đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác Phật dưới cội Bồ đề đức Phật đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết pháp, ở tuổi 80 tuổi Ngài quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara viên tịch. Vào buổi trưa  thị giả  Ananda cảm nhận mặt đất rung động, khi đang thiền tịnh. Ngài đến gặp bậc Đạo sư và  được biết rằng Đức Phật đã quyết định sẽ viên tịch sau 3 tháng tới,  không cầm được nước mắt, Ngài Ananda đã khẩn cầu đức Phật trụ thế lâu hơn. Đức Phật ôn tồn: Hỡi Ananda, các con còn chờ đợi gì nữa ở Như Lai. Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ không có gì giấu kín ,bốn hàng đệ tử đã được hướng dẫn đầy đủ trong việc tu học. Pháp và Luật đã được giảng giải tường tận   Rằm tháng Giêng được gọi là Ngày Pháp Bảo - Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát  được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên lễ Rằm tháng Giêng nầy được gọi là Ngày Pháp Bảo     Các nghi lễ Phật giáo trong ngày Rằm tháng Giêng   Lễ thọ Đầu đà  Rằm tháng Giêng   Vào ngày này các Quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam Tông Theravada như :Tích Lan Miến điện,Thái lan, Lào ,Campuchia, tổ chức cúng dường lên đức Phật  bằng nghi thức tu tập một đêm không ngủ, còn gọi là Hạnh đầu đà. Đầu đà phiên âm  từ chữ Dhutanga, nghĩa là phương pháp làm tiêu trừ phiền não. Cuộc sống con người luôn bị rối loạn với những ham muốn ,gịân hờn trong suy nghĩ, thực hành nghi thức Đầu đà, giảm thiểu khá nhiều những phiền muộn lo âu trong đầu óc, trở thành một nhu cầu trong đời sống của con Người   Đêm Rằm tháng giêng (Magha puja) Phật giáo thường tổ chức thực hành pháp tu Đầu đà, bao gồm nhiều tiết mục tu học như thuyết pháp, luận đạo, tụng kinh, kệ kinh, hành thiền, thiền hành ..v.v.. Nói chung là những sinh hoạt tu học khó tìm thấy ở những đại lễ khác.   Dâng đèn cúng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng    Nền văn minh Ấn độ cổ xưa thờ Lửa (Bái hoả giáo)  đèn là lễ phẩm quan trọng trong nghi thức tôn giáo. Thời đức Phật đèn dùng chiếu sáng buổi tối cho các buổi hội họp nghe pháp. Vì thế cúng đèn cũng là cúng dường Pháp Bảo. kinh phúc chúc có câu Yanado balado, nguời cho đèn là cho mắt sáng   *Lễ thọ đầu đà tổ chức buổi tối nên cúng đèn mang lại không khí thiêng liêng đặt biệt. 28 ngọn đèn được thắp để cúng dường 28 vị Chánh Đẳng Chánh Giác như trong Buddhavamsa ghi chép. 108 ngọn đèn để tiêu tai bạt nghiệp từ 6 căn, 6 cảnh, 6 thức thuộc nội phần và ngoại phần trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai ((6+6+6)*2*3=108)   *Ở Ấn độ lễ hội cúng đèn vào tháng 10 hàng năm, lễ hội này được xem là quan trọng, trong hệ thống lễ hội   *Vài nơi cúng sao giải hạn vào lễ Thượng Nguyên cũng lấy việc cúng đèn (đăng) làm nghi thức chính     *Trong dân gian Việt Nam có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng hay Giỗ Tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng nên vào dịp này đông đảo người dân thường đi chùa bái Phật, thắp đèn cày, đốt đèn lồng hoa đăng để cầu nguyện sư an lành cho mình và gia đình. Nhiều gia đình  cũng nhân cơ hội này tập trung về Trưởng tộc hay nhà thờ Họ, để cúng bái cầu an cho dòng Họ, có nhiều nơi khác như  Đình làng, Chùa vào ngày Rằm lớn đầu năm làm lễ cầu Quốc Thái Dân An   Rằm tháng giêng hay Tết Nguyên Tiêu trong truyền thống Phật giáo Nam tông là lễ hội Cúng Dường Đức Phật đầu năm, mong cầu phát sinh sự an lành, hạnh phúc, theo dân gian là lễ hội  kết thúc mùa lễ Tết Nguyên Đán và Nguyên Tiêu.

Hot deal hôm nay

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Liên hệ
Hương thơm độc đáo: Mỗi ly nến đều chứa đựng hương hoa hồng dịu dàng khiến không gian trở nên ấm áp và gần gũi. Thiết kế nghệ thuật: Với những họ...
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo